Theo nghiên cứu của Thomas C.Corley tác giả cuốn sách Rich Habits chia sẻ, trong 5 năm nghiên cứu ông nhận ra những người giàu thương có thói quen duy trì lối sống lành mạnh và thường xuyên tập luyện.
Thật vậy, như một xu hướng tất yếu, người giàu tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đều muốn đầu tư vào sức khỏe, chất lượng và môi trường sống hơn là hàng hiệu. Từ những xu hướng đó, bất động sản wellness chú trọng đến môi trường tự nhiên, đưa con người đến gần thiên nhiên hơn cùng kết hợp với chăm sóc sức khỏe cả thể chất lẫn tinh thần cho chủ nhân đang là sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu của giới nhà giàu.
Không mới lạ trên thế giới, năm 2017 doanh thu du lịch wellness đạt 639 tỷ đô theo báo cáo của Global Wellness Institute (GWI), dự báo con số này sẽ tăng lên 919 tỷ đô vào năm 2022. Báo cáo còn cho biết cứ 6 đô chi tiêu cho du lịch thì có 1 đô chi trả cho wellness. Với lợi thế cảnh quan thiên nhiên, giá bất động sản còn chưa cao, khí hậu ôn hòa, còn nhiều tiềm năng phát triển nên các nước Châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng đang là điểm đến hấp dẫn cho du lịch wellness, kèm theo đó là sự phát triển nhanh chóng của mô hình bất động sản wellness.
Ví dụ về mô hình du lịch wellness điển hình như ở Amanbagh, Rajasthan, Ấn Độ có tour thiết kế riêng kế thừa từ phương pháp làm đẹp Ayurveda cách đây hơn 5.000 năm với liệu trình thải độc, thanh lọc cơ thể và chống lão hoá. Được xếp vào hạng tour xa xỉ với giá hơn 6.000 đô nhưng tour này luôn kín chỗ.
Còn đối với bất động sản wellness, chúng đòi hỏi phải là những sản phẩm tại những nơi có không khí thoáng đãng, môi trường trong lành. Đặc biệt không gian sống chú trọng gần gũi thiên nhiên, có dịch vụ chăm sóc sức khỏa toàn diện…đây là dòng sản phẩm không thể thiếu trong việc cân bằng chất lượng sống của người giàu.
Trên thế giới, theo dự liệu của GWI cho thấy người mua nhà sẵn sàng chi trả cao hơn 10 thậm chí 25% cho bất động sản wellness.