Nhìn lại thị trường bất động sản 2023, số doanh nghiệp phá sản tăng 40% khiến thị trường rơi vào khủng hoảng. Nhiều doanh nghiệp lớn trên thị trường liên tục “kêu cứu” và phải sử dụng nhiều giải pháp như thu hẹp quy mô, cắt giảm nhân sự, dừng hoặc bán bớt dự án để sống sót. Đối với các doanh nghiệp BĐS hiện nay, điều họ trông chờ nhất là Chính phủ nhanh chóng có biện pháp gỡ bỏ 2 nút thắt lớn nhất của thị trường là khơi thông dòng vốn và gỡ vướng về pháp lý.
Theo các báo cáo gửi tới hội nghị hôm nay, Bộ xây dựng nhận định những khó khăn của doanh nghiệp BĐS đến từ việc khó tiếp cận các nguồn vốn, lãi suất, tỷ giá ngoại tệ, giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng, sản phẩm bán ra chậm. Tính đến cuối 2022, dư nợ tín dụng bất động sản vào khoảng 800.000 tỷ đồng.
Vấn đề đang nóng hiện nay là trái phiếu, hiện tại dư nợ trái phiếu doanh nghiệp BĐS chiếm 5% tổng dư nợ trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ vào khaong3 400.000 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Bộ kế hoạch & Đầu tư nêu lên các vướng mắc liên quan Luật Đất đai, Luật Đấu thầu, Luật Nhà ở làm xuất hiện nhiều vấn đề về thủ tục, pháp luật về đầu tư và đấu thầu.
Lấy ví dụ cụ thể, việc chọn nhà đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư với dự án phải đấu giá/dự án có đất xen lẫn giữa giải phóng và chưa giải phóng mặt bằng đang gặp khó khăn là do Luật Đất đai chưa làm rõ được các trường hợp thuộc diện đấu giá quyền sử dụng đất nhưng không đáp ứng điều kiện để tổ chức đấu giá.
Mặt khác, việc chưa có quy định về điều kiện đối với các nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án như về năng lực tài chính, kinh nghiệm triển khai dự án…, khiến cho quá trình đấu thầu dự án có sử dụng đất trờ nên “vô nghĩa, có thể xảy ra hiện tượng bán dự án”.