Hội nghị gỡ khó thị trường bất động sản 2023 do Thủ tướng chủ trì

giai-phap-go-kho-thi-truong-bat-dong-san-2023

Ngày 17/02, Thủ tướng chủ trì hội nghị trực tuyến nhằm gỡ khó thị trường bất động sản 2023 với sự tham gia của nhiều địa phương, bộ ngành, doanh nghiệp và ngân hàng.

Mục tiêu của “Hội nghị tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh và bền vững”, thể hiện sự quan tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với lĩnh vực quan trọng này, nhằm đánh giá thực trạng của thị trường bất động sản 2023, hiểu rõ những khó khăn, vướng mắc hiện tại; đề xuất những giải pháp đối với lĩnh vực bất động sản và các lĩnh vực liên quan nhằm thúc đẩy thị trường bất động sản tiếp tục phát triển lành mạnh, bền vững.

NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN NĂM 2023

Nhìn lại thị trường bất động sản 2023, số doanh nghiệp phá sản tăng 40% khiến thị trường rơi vào khủng hoảng. Nhiều doanh nghiệp lớn trên thị trường liên tục “kêu cứu” và phải sử dụng nhiều giải pháp như thu hẹp quy mô, cắt giảm nhân sự, dừng hoặc bán bớt dự án để sống sót. Đối với các doanh nghiệp BĐS hiện nay, điều họ trông chờ nhất là Chính phủ nhanh chóng có biện pháp gỡ bỏ 2 nút thắt lớn nhất của thị trường là khơi thông dòng vốn và gỡ vướng về pháp lý.

Theo các báo cáo gửi tới hội nghị hôm nay, Bộ xây dựng nhận định những khó khăn của doanh nghiệp BĐS đến từ việc khó tiếp cận các nguồn vốn, lãi suất, tỷ giá ngoại tệ, giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng, sản phẩm bán ra chậm. Tính đến cuối 2022, dư nợ tín dụng bất động sản vào khoảng 800.000 tỷ đồng.

Vấn đề đang nóng hiện nay là trái phiếu, hiện tại dư nợ trái phiếu doanh nghiệp BĐS chiếm 5% tổng dư nợ trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ vào khaong3 400.000 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Bộ kế hoạch & Đầu tư nêu lên các vướng mắc liên quan Luật Đất đai, Luật Đấu thầu, Luật Nhà ở làm xuất hiện nhiều vấn đề về thủ tục, pháp luật về đầu tư và đấu thầu.

Lấy ví dụ cụ thể, việc chọn nhà đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư với dự án phải đấu giá/dự án có đất xen lẫn giữa giải phóng và chưa giải phóng mặt bằng đang gặp khó khăn là do Luật Đất đai chưa làm rõ được các trường hợp thuộc diện đấu giá quyền sử dụng đất nhưng không đáp ứng điều kiện để tổ chức đấu giá.

Mặt khác, việc chưa có quy định về điều kiện đối với các nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án như về năng lực tài chính, kinh nghiệm triển khai dự án…, khiến cho quá trình đấu thầu dự án có sử dụng đất trờ nên “vô nghĩa, có thể xảy ra hiện tượng bán dự án”.

Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho biết: “Vừa qua rất nhiều đơn vị tại địa phương, các doanh nghiệp đề xuất Bộ hướng dẫn trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư đối với từng dự án cụ thể, đặc biệt là đối với các dự án đã được quyết định, chấp thuận đầu tư trước đó bởi đang gặp rất nhiều vấn đề pháp lý”.

Bộ Kế hoạch & đầu tư cũng nhìn nhận dự án chậm triển khai nhiều lúc không phải do vấn đề pháp lý, mà nằm ở chỗ cán bộ “ngại” trách nhiệm, “đùn đẩy lên Trung ương”.

giai-phap-go-kho-thi-truong-bat-dong-san-2023-1

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GỠ KHÓ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN 2023

Một số giải pháp gỡ khó cho thị trường bất động sản Bộ xây dựng kiến nghị lên Chính phủ như sau: Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước linh hoạt trong việc điều hành, khơi thông vốn tín dụng, nới trần (room) tín dụng phù hợp cho các năm, giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ thị trường. Đồng thời các chính sách tín dụng cũng cần tạo điều kiện để người mua nhà, doanh nghiệp, nhà đầu tư tiếp cận được.

Bộ xây dựng cũng đề nghị có các biện pháp tránh hiện tượng đầu cơ, thao túng, thổi giá bằng cách kiểm soát hoạt động huy động vốn trên thị trường chứng khoán và tạo điều kiện để các doanh nghiệp BĐS có thể huy động vốn.

Đối với các doanh nghiệp có khối lượng phát hành trái phiếu lớn, lãi suất cao, các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, hoặc doanh nghiệp không có tài sản đảm bảo phải được cơ quan quản lý trái phiếu doanh nghiệp giám sát việc tuân thủ pháp luật về phát hành, đầu tư và cung cấp dịch vụ về trái phiếu.

Về giải pháp để giải quyết bất cập trong đấu giá, đấu thầu dự án bất động sản thì Bộ Kế hoạch & Đầu tư đang cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường tiến hành hoàn thiện quy định nhằm lấp khoảng trống pháp lý, nhưng tránh mâu thuẫn, chồng chéo trong luật.

Về vấn đề phải có tiêu chí chọn nhà đầu tư thì Bộ này cũng đang xây dựng hoàn thiện Dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi) bao gồm phương pháp, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, điều chỉnh chủ trương đầu tư và chuyển nhượng dự án.

THÀNH PHẦN THAM DỰ HỘI NGHỊ GIẢI PHÁP GỠ KHÓ CHO THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN

Thành phần tham dự Hội nghị vào sáng 17/02/2023 bao gồm:

  • Thủ tướng Phạm Minh Chính.
  • Hai Phó thủ tướng Lê Minh Khái, Trần Hồng Hà.
  • Bộ trưởng các bộ: Công an, Xây dựng, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp, Thông tin và Truyền thông; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; Thanh tra Chính phủ; Kiểm toán nhà nước.
  • Các ủy ban bao gồm: Ủy ban Kinh tế, Pháp luật của Quốc hội, Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
giai-phap-go-kho-thi-truong-bat-dong-san-2023-2
  • Doanh nghiệp bao gồm: Hiệp hội Bất động sản Việt Nam; Hiệp hội Bất động sản TP HCM; các doanh nghiệp bất động sản, xây dựng lớn như Vingroup, Novaland, Sungroup, Hưng Thịnh Land, Hòa Bình, Contecon, GP Invest.
  • Về phía ngân hàng gồm có: 04 ngân hàng quốc doanh gồm Vietcombank, Vietinbank, Agribank, BIDV, 02 ngân hàng tư nhân là Techcombank, VP Bank.
  • Các chuyên gia tham dự gồm có: ông Cấn Văn Lực, ông Hoàng Văn Cường và ông Lê Xuân Nghĩa.

Nguồn tổng hợp Internet

Địa chỉ: Saigon Royal Building, 34-35 Bến Vân Đồn, Ward 12, District 4, HCMC, Viet Nam

Hotline: 0903.350.850

Fanpage batdongsantimes.com.vn

Rate this post

Bài viết tương tự