Phong thủy nhà ở: 6 nguyên tắc để lựa chọn căn nhà phong thủy vượng khí

Phong thủy nhà ở: 6 nguyên tắc để lựa chọn căn nhà phong thủy vượng khí tránh những căn nhà có những vấn đề về năng lượng, gây ảnh hưởng không tốt tới vận hành và sức khỏe của chủ nhân căn nhà cũng như các thành viên trong gia đình.

06 NGUYÊN TẮC VỀ PHONG THỦY NHÀ Ở TỪ CHUYÊN GIA PHONG THỦY

Master Phước Nguyễn – Thành viên Hiệp Hội Phong Thuỷ Thế Giới IFSA chia sẻ gần như 70% khách hàng nhờ ông tư vấn phong thủy nhà ở thì rơi vào trường hợp đã mua nhà rồi, vào ở rồi mới nghĩ đến chuyện nhờ tư vấn phong thủy. Trong số những căn nhà cần tư vấn về phong thủy nhà ở thì rất nhiều căn xuất hiện các vấn đề về năng lượng, gây ảnh hưởng không tốt đến vận trình và sức khoẻ của chủ nhà cùng các thành viên trong nhà, những trường hợp cần tư vấn phong thủy còn lại thì chưa đánh giá đúng mức độ ảnh hưởng của phong thuỷ đối với cuộc sống của họ.

Theo ông, việc phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh, do đó việc lựa chọn đúng ngay từ đầu thì sẽ tiết kiệm chi phí cho chủ nhà cũng như hạn chế được những vấn đề phát sinh về sau. Đối với những trường hợp chọn nhà mua để ở thì việc chọn được căn nhà phong thủy vượng khí chắc chắn sẽ tốt hơn nhiều một căn nhà có phong thủy kém. Câu hỏi đặt ra là làm sao chúng ta có thể chọn được những căn nhà có phong thủy nhà ở tốt nhất cho nơi sinh sống của mình?

Để nhanh chóng có những lựa chọn phù hợp, chúng ta nên nhờ những chuyên gia về phong thủy nhà ở có đủ kiến thức và trải nghiệm, việc này sẽ giúp gia chủ tiết kiệm thời gian cũng như công sức. Tuy nhiên, phương án này không phải lúc nào cũng khả thi, và cũng không phải lúc nào gia chủ cũng có thể dễ dàng tìm được chuyên gia phong thủy phù hợp bởi các yếu tố sau:

1. Không tìm được chuyên gia phong thủy nhà ở có đủ khả năng (tâm + tầm).

2. Khoảng cách thời gian và địa lý không thể kết nối được với các chuyên gia phong thủy và chủ nhà (việc tư vấn phong thuỷ cần phải trực tiếp người tư vấn tới nơi đo đạc + cảm nhận và đưa ra phương án xử lý).

3. Chi phí để mời các chuyên gia phong thủy nhà ở cao (vấn đề này cũng tuỳ vào từng đối tượng, thường thì các chuyên gia càng có nhiều kinh nghiệm cũng như phương pháp xử lý chuẩn sẽ có chi phí tư vấn cao, nhưng là hợp lý với công sức họ dành cho sản phẩm và giá trị mà khách hàng nhận lại).

Cách thức tự nhận biết căn nhà có phong thủy nhà ở mang lại vượng khí

Chính vì lý do mời các chuyên gia phong thủy nhà ở khó khả thi nên Master Phước Nguyễn hướng dẫn mọi người cách thức để lựa chọn căn nhà có phong thủy vượng khí để chúng ta thuê hoặc mua ở. Dưới đây là những chia sẻ của ông về vấn đề trên, những cách thức này đều hướng người đọc tới yếu tố quan trọng nhất đối với phong thủy đó là yếu tố vị trí.

phong-thuy-nha-o
Phong thủy nhà ở: 6 nguyên tắc để lựa chọn căn nhà phong thủy vượng khí

Yếu tố đầu tiên trong phong thủy nhà ở: Yếu tố tam thời.

Yếu tố tam thời đó là quý khứ, hiện tại và tương lai, yếu tố này dùng để đoán định lành dữ của căn nhà. Ví dụ khi đi xem nhà, ngoài việc trao đổi với chủ nhà hoặc môi giới, chúng ta nên thu thập thêm thông tin từ những “thông tấn xã” vỉa hè trong khu phố để xem căn nhà này những năm qua người sinh sống ở đó có thịnh vượng hay thất thế, sức khoẻ thế nào song song với việc biết căn nhà đó khởi công động thổ và nhập trạch trong thời gian nào. Ngoài ra chúng ta nên tìm hiểu thêm về quy hoạch, xem quy hoạch trong thời gian tới có nhiều thay đổi hay không, có làm đường hay cầu gì gần với vị trí mà căn nhà tọa lạc hay không. Những yếu tố này tuy không phải ảnh hết tất cả các vấn đề nhưng nó góp phần định hình bức tranh toàn cảnh căn nhà mà chúng ta quan tâm.

Yếu tố thứ 2 trong phong thủy nhà ở: Yếu tố tam không.

Yếu tố Tam Không là yếu tố thứ 2 chúng ta cần xem xét. Không trong từ “Không gian” bao gồm: Đại không gian, trung không gian và tiểu không gian. Đây chính là những môi trường xung quanh vị trí căn nhà mà chúng ta đang tìm hiểu.

Đại không gian ý chỉ thành phố hoặc quận – huyện, trung không gian là khu phố hoặc xóm, tiểu không gian chính là căn nhà.

Đây là 3 trường không gian giúp ta nhận biết xem có thuận lợi cho việc phát triển và hài hòa với bản thân chúng ta hay không. Ví dụ khi tìm hiểu một thành phố để sinh sống, hãy tự hỏi thành phố đó có nhiều cơ hội phát triển hay không? Thành phố đó năng động hay chậm rãi, có trùng với nhu cầu và hệ giá trị của con người ta hay không? Rồi tiếp theo là đến khu vực quận, huyện, phường, xã trong những năm qua đã phát triển thế nào, có nhiều đổi mới hay không, người dân lành dữ ra sao? Sau cùng chúng ta mới cân nhắc tới việc toạ hướng của căn nhà đó có phù hợp với yếu tố Dụng Thần theo lá số Bát Tự năm tháng ngày giờ sinh của chúng ta hay không? Xem xét thêm ba yếu tố này bức tranh phong thủy căn nhà chúng ta quan tâm ngày càng hoàn chỉnh hơn.

Yếu tố thứ 3 trong phong thủy nhà ở: hình dáng của căn nhà

Theo chia sẻ của chuyên gia phong thủy nhà ở Master Phước Nguyễn thì có nhiều khách hàng kể với ông họ vừa chọn được căn nhà nở hậu, lại cũng có nhiều người than thở vì đi xem nhiều căn nhà thóp hậu. Thế thì nở hay thóp có đồng nghĩa với tốt hay xấu không? Thực ra theo ông đều không tốt.

Một căn nhà phong thủy tốt mang lại năng lượng tốt nhất khi vuông vắn tứ diện bình bình, không thò không thụt, ngoài ra chiều rộng, chiều sâu và chiều cao của căn nhà tạo ra tỉ lệ hợp lý, tránh trường hợp cạnh dài quá cạnh ngắn quá. Về phong thủy, căn nhà ở vuông vắn tác động đến người sống trong nhà, cũng giúp cho đàn ông có phong thái đường đường chính chính, phụ nữ cũng đoan trang thùy mị hơn. Còn những trường hợp nhà nở hậu hay thóp hậu, hay nhà có hình thù kỳ quái, thực ra rất phổ biến ở Việt Nam ta do quy hoạch không đồng đều và vô tổ chức lâu nay.

Một trường hợp thường thấy khác là nhà chữ L, khi một căn nhà bị khuyết một vị trí nào đó cũng dễ gây ảnh hưởng đến thành viên tương ứng cung vị bị khuyết đó (ví dụ khuyết góc Tây Bắc ứng với quẻ Càn đại diện người cha trong nhà, người cha sẽ dễ bị ảnh hưởng). Để xử lý vấn đề trên thì phương án triệt để là bố trí lại layout về công năng sử dụng, nhưng điều này dễ đối với nhà có diện tích đất rộng rãi thuận tiện cho việc bố trí, nếu nhà quá nhỏ thì sẽ gặp khó khăn cho việc bố trí lại layout.

phong-thuy-nha-o-2

Yếu tố thứ 4 trong phong thủy nhà ở: năng lượng của căn nhà.

Trong phong thủy nhà ở thì một căn nhà tốt là căn nhà có khả năng tàng phong tụ khí, thiết kế căn nhà cũng ảnh hưởng lớn đến vấn đề này vì khi thiết kế căn nhà phải làm sao để đón khí vào nhưng không để tán khí. Những căn nhà có quá nhiều cửa hoặc cửa chính và cửa phụ thông nhau là những trường hợp điển hình trong phong thủy nhà ở về căn nhà bị tán khí.

Ngoài ra năng lượng tiêu cực còn xuất hiện ở những căn nhà quá hẹp hoặc có trần quá thấp khiến cho không gian sống bị đè nén, bức ép, làm cho những thành viên sinh hoạt trong căn nhà luôn có cảm giác ngột ngạt, mệt mỏi bởi nhiệt khí của con người có xu hướng bay lên cao nên những căn nhà có trần thấp sẽ làm khí bẩn trong nhà khó tan hơn.

Yếu tố thứ 5 trong phong thủy nhà ở: xung quanh căn nhà không nên có sát khí.

Khi xem xét phong thủy nhà ở, vấn đề liên quan đến sát khí thường được gia chủ chú trọng. Xung quanh căn nhà không nên có sát khí. Sát khí ở đây có nhiều loại như về âm thanh, về mùi, và về hình dáng.

Ví dụ cụ thể nhiều trường hợp chúng ta có thể lưu ý. Sát khí về hình dáng có thể kể đến như xung quanh nhà xuất hiện những hình dáng kiến trúc sắc nhọn có xu hướng chĩa về phía nhà mình (chẳng hạn góc cạnh một toà nhà), hay những cây cột điện, cây cổ thụ, con đường đâm thẳng vào cửa nhà, cầu vượt cắt ngang,… đều được xem là những tia sát khí. Về mùi thì nhà không nên quá gần bãi rác hay ống cống, lò giết mổ,… Về âm thanh như quá gần các đại công trường, đường cao tốc, sân bay, nhà máy,… Ngoài những sát khí bên ngoài kể trên thì cũng có sát khí bên trong nhà do cách thiết kế mặt bằng công năng không hợp lý làm cho lối đi trong nhà bị luẩn quẩn, hoặc khiến cho các luồng năng lượng trong nhà xung phá lẫn nhau.

Yếu tố thứ 6 trong phong thủy nhà ở: dựa vào Bát Tự năm tháng, ngày giờ sinh của chủ nhà.

Trong phong thủy nhà ở, yếu tố Bát Tự dựa vào Bát Tự năm tháng, ngày giờ sinh của gia chủ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sống của gia chủ bởi thế gia chủ cần tìm hiểu xem cần năng lượng ngũ hành như thế nào thì hài hòa với bản thân, qua đó tìm hiểu xem năng lượng của căn nhà có phù hợp với gia chủ hay không.

Ví dụ chủ nhà là người có Bát Tự cần dụng thần là Hoả thì căn nhà nên được thiết kế sao cho đón được nhiều ánh sáng, ngược lại nếu cần Thuỷ căn nhà lại nên râm mát hơn. Điều này cũng tác động đến việc bố trí không gian nội thất trong nhà, từ màu sắc cho đến những đồ dùng, vật liệu phù hợp.

Những nội dung trên là một vài ý chính mà chuyên gia phong thủy Master Phước Nguyễn chia sẻ cho quý độc giả tham khảo, ứng dụng cho trường hợp tự mình lựa chọn một căn nhà có năng lượng tốt về mặt phong thuỷ. Tất nhiên sẽ còn rất nhiều yếu tố chi tiết khác về phong thủy nhà ở, nhưng không thể mô tả hết trong khuôn khổ chỉ một bài viết.

Sau cùng, chúc mọi người qua nội dung bài viết này sẽ thuận tiện hơn trong việc tìm kiếm cho mình một căn nhà phù hợp để đem lại cuộc sống thuận lợi và tốt đẹp hơn.

Tác giả: Master Phước Nguyễn

Thành viên Hiệp Hội Phong Thuỷ Thế Giới IFSA

THÔNG TIN LIÊN HỆ WEBSITE

Địa chỉ: Saigon Royal Building, 34-35 Bến Vân Đồn, Ward 12, District 4, HCMC, Viet Nam

Hotline: 0903.350.850

Fanpage batdongsantimes.com.vn

Rate this post

Bài viết tương tự